7 Replies to “Rất mong nhận được ý kiến góp ý, bình luận, phản hồi

  1. Tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch:
    “1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế”.
    =>Phạt trung bình khung: 200.000 đồng.

    * Theo khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
    “1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ”.

    * Trường hợp này phải lập biên bản vi phạm hành chính, vì phạt 200.000 đồng là mức phạt 200.000 đồng (Nghị định quy định khung phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng); ngoài khung phạt mà luật quy định phạt đến 250.000 đồng đối với cá nhân.

  2. Bạn trả lời như vậy đọc khó hiểu: “Trường hợp này phải lập biên bản vi phạm hành chính, vì phạt 200.000 đồng là mức phạt 200.000 đồng (Nghị định quy định khung phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng); ngoài khung phạt mà luật quy định phạt đến 250.000 đồng đối với cá nhân”.
    Có thể trả lời như sau để người đọc dễ hiểu hơn:
    => Trường hợp này phải lập biên bản vi phạm hành chính. Vì mức tiền phạt 200.000 đồng chỉ là mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm “Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế” (theo quy định tại Khoản 4, Điều 23 Luật XLVPHC); đồng thời tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP có mức tiền phạt tối đa đến 300.000 đồng nên ngoài khung tiền phạt theo khoản 1 Điều 56 Luật XLVPHC”.
    Do đó, tất cả hành vi vi phạm hành chính có mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt trên 250.000 đồng đối với cá nhân đều phải lập biên bản vi phạm hành chính theo Điều 56 Luật XLVPHC.
    Vài ý tốt góp nhau, mong Bạn vui lòng bỏ qua nhé. trân trọng cám ơn./.

  3. Theo quy định của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Có quy định nhiều hành vi vi phạm mà đối tượng xử phạt là cán bộ, công chức đang thi hành nhiệm vụ chuyên môn không đúng quy định.
    Tuy nhiên, Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ có quy định: “Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
    Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.”
    Như vậy. trong trường hợp quy định trái nhau giữa 2 Nghị định như thế, ta thực hiện theo quy định nào?
    rất mong được phản hồi

    1. Xin tóm tắt nôi dung câu hỏi như sau:
      1. Theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, đối tượng xử phạt là cán bộ, công chức đang thi hành nhiệm vụ chuyên môn;
      2. Tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP, đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, được giao theo văn bản QPPL hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
      => Cùng là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ nếu vi phạm thì bị xử lý khác nhau, do 02 Nghị định quy định khác nhau:

      Trả lời:
      1. Đối với tổ chức: Theo điểm đ khoản 2 Điều 2 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, quy định về đối tượng bị xử phạt:“Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao”.;
      Như vậy, theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, thì xử phạt đối tượng là tổ chức: là cơ quan hành chính nhà nước bị xử phạt vi phạm hành chính không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.

      2. Đối với cá nhân: cần làm nêu rõ đối với hành vi, cụ thể nào?
      Ví dụ: Đối với hành vi chứng thực, thì cần đối chiếu với Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, xem phạm vi điều chỉnh cụ thể của từng đối tượng, nếu là Công chứng viên của các Văn phòng công chứng (không phải là cán bộ, công chức, viên chức) thì bị xử phạt theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP; các đối tượng được điều chỉnh theo Luật Cán bộ, công chức, viên chức thì không bị xử phạt theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP mà bị xử lý theo Luật Cán bộ, công chức…
      Người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính: được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính…”

      Trên đây là một số ý trả lời, vận dụng, tham khảo.
      Rất mong nhận được nhiều ý kiến, bình luận của bạn đọc.
      Thân chào.

Trả lời Duy Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *