Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Bồi thường nhà nước năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 857/KH-STP ngày 20 tháng 5 năm 2024 của Sở Tư pháp về việc tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác xử lý vi phạm hành chính, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, bồi thường nhà nước năm 2024. Ngày 22 tháng 10 năm 2024, tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp, Sở Tư pháp đã tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước (BTNN) năm 2024.

Tham dự Hội nghị tập huấn có ông Huỳnh Văn Nờ, Phó Giám đốc Sở Tư pháp – Chủ trì Hội nghị; bà Nguyễn Thị Tươi, Trưởng Phòng Nghiệp vụ công tác  trong hoạt động tố tụng thuộc Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp – Báo cáo viên tại Hội nghị cùng các đại biểu tham dự là công chức Phòng Nội chính – Pháp chế, Văn phòng UBND tỉnh; công chức tham mưu thực hiện công tác BTNN tại sở, ngành Tỉnh, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Công an, Cơ quan Thi hành án dân sự các cấp; công chức Nội chính, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, công chức tham mưu thực hiện công tác BTNN tại Phòng Tư pháp; công chức Tư pháp – Hộ tịch các xã, phường, thị trấn.

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác xử lý vi phạm hành chính,
theo dõi tình hình thi hành pháp luật, bồi thường nhà nước năm 2024

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Báo cáo viên báo cáo, tập huấn hướng dẫn các chuyên đề về kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết yêu cầu bồi thường, trong đó gồm các nội dung như: tiếp nhận, xử lý hồ sơ yêu cầu bồi thường; kiểm tra hồ sơ; thụ lý/không thụ lý hồ sơ; cử người giải quyết bồi thường; tạm ứng kinh phí; xác loại thiệt hại và quyết định giải quyết bồi thường. Chuyên đề trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường, trong đó gồm các nội dung: thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác BTNN; nội dung quản lý nhà nhước về công tác BTNN; chế độ thông tin, báo cáo về công tác BTNN.

Bà Nguyễn Thị Tươi, Trưởng Phòng Nghiệp vụ công tác trong hoạt động tố tụng thuộc Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp báo cáo tại Hội nghị

Thông qua Hội nghị tập huấn các đại biểu đã tiếp thu được những kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức về công tác BTNN; trực tiếp xử lý tình huống do Báo cáo viên đặt ra và trao đổi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đó là cơ sở thúc đẩy việc quản lý nhà nước về công tác BTNN tại địa phương đi vào nền nếp, hạn chế thấp nhất các vụ việc BTNN phát sinh./.

Trường Sơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *