Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Tháp Mười

Hòa giải ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong phát huy truyền thống tương thân, tướng ái trong cộng đồng dân cư, nâng cao kết quả giải quyết những việc tranh chấp nhỏ trong nhân dân, góp phần phòng ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển lên Tòa án xét xử…

Một buổi hòa giải trên địa bàn huyện Tháp Mười

Huyện Tháp Mười có 77 tổ hòa giải được thành lập tại các xã, thị trấn với 480 hòa giải viên, trong đó số hòa giải viên nữ là 67 (chiếm 14%). Trong 9 tháng đầu năm 2020 là trong toàn huyện tổ Hòa giải tiếp nhận 143 vụ việc (giảm 21 vụ việc so với cùng kỳ năm 2019), đã hòa giải thành 130 vụ việc, đạt tỷ lệ 91,5%, tỷ lệ hòa giải thành tăng so với cùng kỳ năm 2019 đạt tỷ lệ 86,5%.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị vào cuộc hỗ trợ, nâng cao vai trò, vị trí của công tác hòa giải ở cơ sở. Một số đơn vị có cách làm hay như: Thường xuyên rà soát, cũng cố đội ngũ hòa giải viên, mạnh dạng giới thiệu cán bộ, giáo viên tham gia vào hoạt động hòa giải, bố trí nguồn kinh phí đảm bảo cho các Tổ hòa giải hoạt động; phát huy tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng; tăng cường trách nhiệm của các ngành đặt biệt là hỗ trợ của cán bộ, công chức ở cấp xã tham gia trực tiếp vào các buổi hòa giải ở cơ sở; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỷ năng hòa giải cho hòa giải viên.

Qua đó, góp phần giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ ở cộng đồng dân cư, thông qua hoạt động hòa giải là công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật, từ đó giúp cho người dân am hiểu pháp luật, giảm bớt tình trạng khiếu nại sai, khiếu nại vượt cấp làm ảnh hưởng đến trật tự của địa phương./.

                                                                                        Minh Thuận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *