Lấp vò qua 3 năm thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật

Thực hiện Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL), Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp Quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các văn bản có liên quan khác, qua ba năm triển khai thực hiện với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Lấp Vò đã đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, nhất là việc thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới; phong trào xây dựng xã, thị trấn cơ quan doanh nghiệp nhà trường đạt tiểu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên”; thực hiện công tác cải cách hành chính ngày càng hiệu quả tạo được niêm tin trong nhân dân. Năm 2017 huyện có 10/13 xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đến năm 2018 đã có 13/13 xã, thị trấn đạt chuẩn, trong đó có 08 xã loại I và 05 xã loại 02. Hiện nay trên toàn huyện cũng đã có 04/13 xã đạt xã nông thôn mới, năm 2019 huyện Lấp Vò tiếp tục đề nghị công nhận thêm 04 xã nông thôn mới.

Công tác triển khai văn bản pháp luật mới ban hành được huyện quan tâm thực hiện

Để triển khai thực hiện tốt chuẩn tiếp cận pháp luật UBND huyện Lấp Vò cũng như UBND các  xã thị trấn đã triển khai và ban hành nhiều kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện. Xác định đây là một trong những nội dung quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh ở địa phương” và để từng bước đưa pháp luật thật sự đi vào đời sống của nhân dân, thực hiện tốt khẩu hiệu “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên thì công tác về xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở địa phương vẫn còn một số hạn chế, khó khăn nhất định như sau:

– Công tác xây dựng và đánh giá xã, thị trấn đạt chuẩn TCPL là nhiệm vụ còn mới đối với UBND các xã, thị trấn; Cán bộ công chức chuyên môn trong công tác tham mưu đánh giá còn thiếu kinh nghiệm, chưa nắm vững những quy định, hướng dẫn việc đánh giá, chấm điểm, lấy ý kiến sự hài lòng của người dân do đó trong quá trình triển khai thực hiện  còn lúng túng bị động, trong việc tham mưu xây dựng kế hoạch chủ động thực hiện ngay từ đầu năm.

– Nhận thức của một bộ phận cán bộ, người dân về vị trí, vai trò về tầm quan trọng của việc xây dựng và đánh giá địa phương đạt chuẩn TCPL cũng chưa cao; Lãnh đạo một số xã chưa sâu sát, quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định. Việc phối hợp giữa chính quyền với các cơ quan đoàn thể, các cơ quan chuyên môn cấp xã còn hạn chế, Việc phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng công chức trong việc theo dõi, đánh giá, chấm điểm đối với từng chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc phạm vi quản lý hoặc có phân công nhưng các công chức cấp xã chưa phối hợp chặt chẽ, hiệu quả; vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, coi đây là nhiệm vụ riêng của công chức Tư pháp – Hộ tịch.

Công chức cấp xã năng lực còn hạn chế, chưa nắm rõ các quy định về các tiêu chí tiếp cận pháp luật và quy trình thực hiện, do vậy, việc tham mưu đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật chưa thực sự chính xác.

Từ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân như nêu trên, để nâng cao hiệu quả đánh giá, công nhận cấp xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Một là, Trước hết,  Cấp ủy và Chính quyền địa phương cần quan tâm sâu sát quán triệt, chỉ đạo cho các bộ phận trực thuộc liên quan nghiêm túc tham mưu đánh giá, công nhận, công bố xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo đúng yêu cầu theo quy định của Quyết định số 619/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 07/2017/TT-BTP của Bộ Tư pháp; tuyệt đối không vì thành tích mà bỏ qua hoặc làm tắt các bước đã được pháp luật quy định.

Hai là, Các địa phương cần kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức thi hành pháp luật; thường xuyên tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân; ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật nhằm nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.
Ba là,Cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất thoả đáng cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật.  Vấn đề kinh phí có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thực hiện công tác này. Theo đó, hàng năm các địa phương, các cơ quan, đơn vị cần được quan tâm bố trí kinh phí thành mục riêng để phục vụ công tác này.

Bốn là, để thực hiện tốt công tác này, vai trò tham mưu của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã phải là đầu mối giúp UBND xã quản lý về công tác xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn TCPL, do đó trách nhiệm công chức Tư pháp – Hộ tịch phải chủ động tham mưu cho UBND xã thực hiện tốt các nhiệm vụ như sau:

Công tác hòa giải ở cơ sở đóng góp rất lớn trong tuyên truyền chính sách, pháp luật mới

Lập kế hoạch xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm; Thực hiện tổ chức lấy phiếu ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đến thực hiện thủ tục hành chính tại UBND xã, thị trấn; Lập hồ sơ đề nghị công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Tóm lại muốn thực hiện tốt công tác xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Công chức Tư pháp – Hộ tịch xã, thị trấn phải đóng vai trò then chốt, đầu mối trong việc chủ động tham mưu cho UBND xã, thị trấn xây dựng các chương trình kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện. Muốn làm được công việc này Công chức phải nghiên cứu nắm vững nội dung Quyết định  số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các tiêu chí tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá TCPL và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL, các văn bản, tài liệu, cẩm nang trong Quyển sổ tay hướng dẫn xây dựng xã, phường xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật do Bộ Tư pháp phát hành. Đặc biệt phải có sự quan tâm phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền với các cơ quan đoàn thể, giữa các cơ quan chuyên môn cấp xã với nhau./.

Thành Nhân – PTP Lấp Vò

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *