Kế hoạch thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2023 theo chỉ đạo tại Công văn số 5178/BTP-BTNN ngày 23 tháng 12 năm 2022 của Bộ Tư pháp; ngày 01 tháng 02 năm 2023, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch số 33/KH-UBND thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Kế hoạch đã đề ra 05 nhiệm vụ trọng tâm cụ thể phải triển khai thực hiện trong năm 2023 gồm: (1) Tập trung sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn Tỉnh đảm bảo chất lượng, nội dung, tiến độ; (2) Thụ lý, giải quyết dứt điểm các vụ việc yêu cầu bồi thường đã đủ điều kiện (nếu có) theo chỉ đạo tại khoản 15 Điều 2 Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17 tháng 12 năm 2020 của Quốc hội về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII; (3) Xây dựng văn bản phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác bồi thường nhà nước phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và quy định của pháp luật theo hướng dẫn tại Công văn số 4131/BTP-BTNN ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Bộ Tư pháp; (4) Phổ biến, tuyên truyền pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trong đó lồng ghép với việc triển khai Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (theo Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ) và Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (theo Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ) đến cán bộ, công chức, cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi quản lý bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu về công tác bồi thường nhà nước cho đội ngũ công chức được giao phụ trách công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh; (5) Yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường hoàn thiện hồ sơ giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 4 Điều 62 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 trong trường hợp khi xem xét, cấp kinh phí bồi thường phát hiện cơ quan giải quyết bồi thường chưa thực hiện đúng quy định về thành phần thương lượng quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.

Ngoài ra, thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, Kế hoạch cũng đề ra nội dung kiểm tra công tác triển khai thực hiện, chấp hành các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước, việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức tham mưu thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại các Sở, ngành Tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc giải quyết bồi thường, chi trả bồi thường và trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật; tham gia giải quyết bồi thường, xác định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật khi có vụ việc xảy ra.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện theo Kế hoạch này bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ. Thủ trưởng các Sở, ngành Tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch và báo cáo kết quả về Sở Tư pháp để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định./.

Tuyết Ngân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *