Hướng dẫn thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (sau đây gọi tắt là Đề án 407). Ngày 24 tháng 5 năm 2023, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Tỉnh ban hành Công văn số 846/HĐPHPBGDPL về việc Hướng dẫn các sở, ban, ngành Tỉnh và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung như sau:

Chủ động chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 407 phù hợp với điều kiện thực tiễn và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và địa phương. Trong quá trình thực hiện, cần có địa chỉ, hình thức tiếp nhận phù hợp và thực hiện xử lý thông tin góp ý, phản hồi, phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách trong Báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý về dự thảo VBQPPL để kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo văn bản.

Chủ động rà soát và ban hành Kế hoạch, tổ chức truyền thông các dự thảo chính sách theo chương trình xây dựng VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và địa phương năm 2023, trong đó, cần xác định các nội dung, chính sách, hình thức truyền thông cho phù hợp với tình hình thực tiễn.Chủ động thực hiện truyền thông, đăng tải trên Cổng/Trang Thông tin điện tử của các sở, ban, ngành Tỉnh và địa phương các dự thảo Luật, Pháp lệnh cần thực hiện truyền thông chính sách gồm:Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;  Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Công chứng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Địa chất và Khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân; Luật Dân số (sửa đổi); Luật Việc làm (sửa đổi)).

Các sở, ban, ngành Tỉnh và UBND các huyện, thành phố chủ động triển khai thực hiện, hoạt động thông tin, truyền thông dự thảo chính sách kịp thời, rộng rãi, đồng bộ, hiệu quả. Qua đó, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội đối với những chính sách, quy định pháp luật cần phải được ban hành hoặc điều chỉnh để đáp ứng đầy đủ, kịp thời và thực chất theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, nâng cao chất lượng chính sách, thể chế, tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật cũng như ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân, doanh nghiệp trong thời gian tới./.

Kim Khuya

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *