Một số ý kiến đề xuất về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Tư pháp và định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành Tư pháp

Vừa qua, Bộ Tư pháp đã gửi Công văn yêu cầu lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Tư pháp và định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành Tư pháp. Theo đó, Ủy ban nhân dân Tỉnh giao Sở Tư pháp nghiên cứu, góp ý dự thảo Thông tư. Qua rà soát các nội dung của Thông tư, Sở Tư pháp đã đề xuất một số nội dung như sau:

Do tầm quan trọng của vị trí công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã nhưng trong dự thảo Thông tư chưa quy định về vị trí việc làm và định mức biên chế cho công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã, mặt khác các công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã phải chịu sự kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Tư pháp và Sở Tư pháp. Đồng thời, bộ phận công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã là cánh tay nối dài từ Trung ương đến địa phương, từ quy định đến thực tiễn là một bộ phận không thể tách rời của ngành, lĩnh vực Tư pháp.

Do đó, cần thiết phải cơ cấu thêm các nội dung có liên quan đến vị trí việc làm của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã vào Thông tư như: Danh mục vị trí việc làm; lập đề án vị trí việc làm; cơ quan tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt vị trí việc làm và định mức biên chế công chức của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã.

Cũng trong dự thảo Thông tư quy định các vị trí việc làm như: xây dựng pháp luật; tổ chức thi hành pháp luật; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; giải quyết tranh chấp quốc tế, đại diện Bộ Tư pháp và của hệ thống Thi hành án dân sự. Do vậy, nếu đối chiếu với các nhóm lĩnh vực về chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp tại Điều 2 của Thông tư số 07/2020/TT-BTP thì danh mục vị trí việc làm chưa mang tính toàn diện và bao quát, liệt kê thiếu vị trí việc làm về quản lý, xử lý vi phạm hành chính và phổ biến, giáo dục pháp luật.

Do vậy, Sở Tư pháp đề xuất bổ sung vị trí việc làm về quản lý, xử lý vi phạm hành chính và vị trí việc làm về phổ biến, giáo dục pháp luật, đây là 02 vị trí đặc biệt quan trọng của địa phương và để đảm bảo thống nhất với các nhiệm vụ đã được quy định tại Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Mặt khác, cũng đề xuất bổ sung cụ thể thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và phê duyệt đề án vị trí việc làm đối với Phòng Tư pháp.

Để hoàn thiện dự thảo Thông tư, thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đăng tải toàn văn hồ sơ dự thảo Thông tư để lấy ý kiến cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quan tâm đến nội dung dự thảo Thông tư nêu trên có thể đóng góp ý kiến trực tiếp tại mục Lấy ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp hoặc gửi ý kiến góp ý bằng văn bản về Bộ Tư pháp./.

Lụa Phạm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *