Tình huống hòa giải ở cơ sở

Nhà ông Thanh và ông Thuận ở cạnh nhau cùng đào ao nuôi thủy sản, ông Thanh nuôi tôm, ông Thuận nuôi cá. Tuy nhiên, sau trận mưa rào, nước tràn bờ, tôm từ ao nhà ông Thanh nhảy tràn sang ao nhà ông Thuận, thấy ao nhà mình tự dưng rất nhiều tôm, ông Thuận đã chày bắt tôm đem bán, ông Thanh biết chuyện đã yêu cầu ông Thuận trả lại số tôm đã bắt nhưng ông Thuận không đồng ý vì cho rằng “Cá vào ao ai người đó hưởng”, “Tôm ở ao ông thì ông bắt” dẫn đến mâu thuẫn, xung đột. Trong tình huống này, là Hòa giải viên, ông (bà) sẽ hòa giải vụ, việc trên như thế nào?

Gợi ý hòa giải:

1. Xác định mâu thuẫn, nguyên nhân và lĩnh vực hòa giải

Nhà ông Thanh và ông Thuận ở cạnh nhau cùng đào ao nuôi thủy sản, ông Thanh nuôi tôm, ông Thuận nuôi cá. Tuy nhiên, sau trận mưa lớn nước tràn bờ, tôm từ ao nhà ông Thanh nhảy sang ao nhà ông Thuận, thấy ao nhà mình tự dưng rất nhiều tôm, ông Thuận đã chày bắt tôm đem bán, ông Thanh biết chuyện đã yêu cầu ông Thuận trả lại số tôm đã bắt nhưng ông Thuận không đồng ý vì cho rằng “Cá vào ao ai người đó hưởng”, “Tôm ở ao ông thì ông bắt” dẫn đến mâu thuẫn, xung đột. Đây là vụ việc thuộc lĩnh vực dân sự.

2. Căn cứ pháp lý

Điều 233 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ.”

3. Hướng hòa giải

– Phân tích để ông Thuận biết mặc dù sau cơn mưa to Tôm di chuyển tự nhiên đến ao ông, nhưng trường hợp Tôm và cá có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định Tôm này không thuộc sở hữu của mình thì ông phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì số Tôm này mới thuộc về Ông.

– Hòa giải viên dùng kỹ năng phân tích và thuyết phục ông Thuận trả lại toàn bộ số tôm còn lại trong ao của mình cho ông Thanh, số tiền bán Tôm được cũng trả lại đầy đủ cho ông Thanh.

– Giải thích để ông Thanh hiểu, sự việc là ông Thuận ngộ nhận nên cho rằng “Cá vào ao ai người đó hưởng”, “Tôm ở ao ông thì ông bắt” nên chày Tôm đem bán cũng không phải là lỗi cố ý, vì vậy khuyên ông Thanh vì tình làng nghĩa xóm “Chín bỏ làm mười”, thông cảm tạo điều kiện cho ông Thuận sửa chữa sai lầm vì tình làng nghĩa xóm “Tối lửa tắt đèn có nhau”, “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” nhận lại số Tôm còn trong ao và số tiền ông Thuận đã bán Tôm để cả hai cùng vui vẻ hàn gắn tình làng nghĩa xóm.

Phương Thịnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *